Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG

Bài viết này mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn kinh nghiệm khi đi phương tiện công cộng như bus, train, seabus,... của mình. 

Thẻ Compass

Để có thể đi được các phương tiện công cộng đó, bạn phải có thẻ compass (compass card). Giống như ở Việt Nam, muốn đi bus thì bạn phải mua vé, thì ở đây bạn phải có compass card. 
Kết quả hình ảnh cho compass card

Như hình ở trên các bạn có thể thấy compass card chia làm 2 thẻ: màu cam và màu xanh. Theo quy định, thẻ màu cam dành cho trẻ từ 5-13 tuổi, thiếu niên từ 14-18 tuổi có thẻ học sinh hoặc ID, và người già từ 65 tuổi trở lên. Bạn nào thuộc trong diện này nhớ mua thẻ màu cam nha, vì bạn sẽ được giảm tận 50% khi đăng kí đó. 

Nếu bạn mới qua và chưa có compass card? Thì vẫn còn một số cách để có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng:
  • Mua vé tại trạm train: Ở mỗi trạm train đều có các máy bán vé tự động. Các vé được bán ra làm bằng giấy, không phải bằng nhựa và hạn sử dụng chỉ trong ngày hôm đó. Nếu bạn mua 3 khu (3 zones), bạn có thể sử dụng bất kì phương tiện nào đi khắp Vancouver để khám phá. Nếu bạn mua 1 zone thì chỉ đi trong zone đó thôi nha bạn. Nên nhớ chú ý ngày hôm đó mình sẽ đi đâu để mua vé cho phù hợp. Nhưng mình khuyên các bạn nên mua compass card càng sớm càng tốt để tiết kiệm tiền, vì vé mắc lắm đó, sài được trong một ngày và phải chạy ra trạm train mua mới có nên phiền lắm. Các máy ở đó chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt ($5, $10, $20), xu hoặc thẻ tín dụng.
  • Trả bằng xu: Nếu bạn chỉ muốn đi bus thôi và cũng không có compass card? Bạn cũng lười chạy ra trạm train để mua vé? Vậy thì mình cũng chịu thua bạn nhưng vấn đề cũng có cách giải quyết. Bạn cũng có thể cầm xu ra mà trả ở máy bán vé trên bus. Tuy nhiên vé ở đó chỉ sử dụng để đi xe bus trong vòng 1 tiếng đồng hồ thôi. Và dù bạn đi ngắn hay dài, giá của nó vẫn là $2 nên khá là chát đó.
Thế nên đừng có chần chừ gì nữa mà hãy mua ngay cho bản thân một cái compass card nàoo!

Mua compass card ở đâu?

Bạn có thể mua ở Seven Eleven, London Drug, Shopper,... vân vân và mây mây. Bạn có thể vào link này để tìm chỗ gần nhất nha. Cứ tự nhiên mà vào, hỏi nhân viên về compass thì họ sẽ bán cho mình thôi. Thường thì mất có $6 thôi à.

Đăng kí và mua gói compass card

Mình khuyên thật sự các bạn nên đăng kí compass card giùm mình. Không chết ai đâu mà chỉ lợi cho các bạn thôi. Tất nhiên không đăng kí vẫn sài được nhưng làm ơn, đăng kí compass card. Vì sao á? Theo dõi câu chuyện của mình nào.

Để sử dụng compass card, bạn phải có tiền ở trong đó. Giống như muốn gọi điện cho ai đó thì sim bạn phải có tiền vậy đó (trừ bạn nào sử dụng trả sau nha). Vì vậy sẽ có 2 lựa chọn cho các bạn:
  • Bạn nạp tiền vào compass card, và mỗi lần đi nó sẽ trừ dần ở trong tài khoản của bạn. Cách này thường áp dụng cho những bạn nào đi ít, không phải tốn tiền nhiều. 
  • Bạn mua gói theo tháng, có 2 loại gói: 1 zone và 3 zones. Cách này áp dụng cho những bạn hay đi chơi, khám phá thành phố như mình. Khi mua gói này, bạn sẽ được đi thoải mái các phương tiện công cộng thuộc zone mà bạn mua, ví dụ như bạn mua 1 zone tại zone số 1 thì bạn không thể qua khu Burnaby được vì đó là zone số 2 mất rồi. Nhưng nếu mua 3 zones thì bạn sẽ được đi thoải mái khắp cái thành phố này luôn. Bạn sẽ phải mua hằng tháng, ví dụ như mua tháng 10 thì bạn không thể đi trong tháng 11 được. Nhưng từ ngày 20 trở đi ở mỗi tháng, nếu bạn mua gói theo tháng thì sẽ được áp dụng vào tháng sau. Ví dụ bạn mua gói tháng vào ngày 25 tháng 10, thì bạn sẽ được sử dung thoải mái trong tháng 11 từ ngày 1 đến ngày 30.
Và đây chính là lí do mà mình khuyên các bạn nên đăng kí. Giá gói tháng là $56 cho thẻ màu cam và $112 cho thẻ màu xanh. Lỡ may bạn làm mất thẻ compass, thì chỉ còn nước mua lại thẻ mới và nạp tiền lại. Thế nhưng nếu bạn đăng kí, thì lỡ may bạn mất thẻ, người ta sẽ chuyển dữ liệu từ thẻ cũ sang thẻ mới cho bạn, và bạn cứ việc sử dụng tiếp tục thôi. 

Sử dụng compass card

Cái này thì quá là dễ luôn, cơ mà cứ viết để khỏi ngu ngơ như mình. Khi bạn đến train station, bạn phải tap thẻ vào máy kiểm tra thì nó mới mở cho bạn vào, khi bạn ra thì cũng phải tap thì nó mới cho bạn ra.

Còn đi bus thì có các máy quét thẻ ở cửa luôn đó, bạn hãy tap ở đó. Lưu ý là tap một lần lúc lên thôi nha, lúc xuống thì không cần. Khi bạn đi bus, lưu ý phải nhấn nút hoặc giật dây để báo tài xế là bạn xuống nha. Vì nếu không họ sẽ bỏ trạm nếu không ai xuống hoặc không ai đón bus đó. Và các bạn cũng đừng quên nói "hello" với bác tài mỗi lần lên bus cũng như nói "thank you" khi xuống nghen. Đó là một văn hóa rất hay mà các bạn cần nhớ đó.

Tips sử dụng phương tiện công cộng của mình

Mình luôn ưu tiên sử dụng train nếu đi xa. Ví dụ như nhà mình gần tuyến bus 19 đi đến Metrotown, cũng có một tuyến train Expo Line thì mình sẽ chọn đi train. 

Nếu các bạn mới đến và đi đâu cũng cầm điện thoại thì đừng lo, mới qua ai cũng vậy cả thôi. Mình cũng từng ra ngoài phải có điện thoại mới đi được, nhưng còn giờ thì đi với "hai bàn tay trắng và tấm lòng yêu nước nồng nàn". Lạc thì hỏi người dân trạm train gần nhất là về được rồi! Nói đùa chứ mình chưa đi đâu mà không có điện thoại cả. 

Các bạn nào đi về muộn, về khuya mà sử dụng bus hay train, nên đứng ở nơi có nhiều ánh sáng để mọi người dễ thấy. Lỡ may có chuyện gì không hay xảy ra thì người khác có thể thấy được. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn kiểm tra khi nào bus đến thì có thể nhắn tin theo cú pháp: "mã số trạm" khoảng cách "mã số bus" gửi 33333. Ví dụ như mình đang đứng ở trạm số 23145 chờ bus số 20, thì mình sẽ nhắn như sau: "23145 20" gửi 33333.

Mất compass card thì phải làm sao?

Nếu bạn đã đăng kí, thì chỉ cần làm theo các bước sau đây:
  • Tìm hết mọi chỗ, đảm bảo bạn không sót chỗ nào dù là nhỏ nhất.
  • Đi mua một thẻ compass mới.
  • Gọi cho tổng đài Translink theo số (604)398-2042.
  • Nghe nói xàm tầm 40s lận đó, luyện tiếng Anh đi ha (máy tự động nói á) sau đó nhấn phím số 2.
  • Chờ một khoảng thời gian, thường là 1-3 phút tại tổng đài bận đó. Sau đó trình bày là bạn vừa mất thẻ compass, yêu cầu họ block thẻ cũ là chuyển dữ liệu sang thẻ mới. 
  • Họ sẽ hỏi bạn vài câu xác nhận như: số điện thoại, mail, tên và một câu hỏi bảo mật mà bạn đặt lúc đăng kí.
  • Sau đó đọc cho họ số thẻ mới của bạn và số CVN.
  • Khi họ nói thành công, chờ từ 15 phút đến 2 tiếng để thẻ có thể hoạt động nha.
Còn bạn nào chưa đăng kí thì mình chịu... ráng rút kinh nghiệm lần sau nghen bạn.

Nếu bạn cần gấp một thẻ compass để đi mua lại thẻ mới thì bạn có thể vào văn phòng trường, trình bày hoàn cảnh của bạn. Có thể họ sẽ cho bạn một loại vé giấy. Vé này được sử dụng trong 90 phút kể từ lần bạn tap đầu tiên. 

Đó là những kinh nghiệm của mình sau 2 lần ngu mất compass card nha. Cố gắng đừng ngu như mình. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài sau!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIỀN BẠC KHI ĐI DU HỌC

T iền bạc là một trong những thứ quan trọng nhất mà bạn cần phải quan tâm đến khi đi du học. Mình đã từng nghe ai đó nói rằng:  Cái gì không mua được bằng tiền, thì mua được bằng rất nhiều tiền! Có thể câu nói đó sai, nhưng cũng một phần nào phản ánh xã hội hiện nay. Kể từ khi con người phát minh ra tiền bạc, bao nhiêu chuyện nhức đầu vì nó mà kéo theo. Có gia đình tan vỡ cũng vì tiền, có bạn du học sinh phải về nước vì không còn đủ tiền trang trải cuộc sống, và muôn vàn câu chuyện mà tiền là một trong những nguyên nhân chính. Ở bài viết này mình sẽ không dạy cho các bạn cách tiêu tiền thế nào cho hợp lí, nhưng chỉ nêu một vài suy nghĩ cá nhân của mình đối với cách sử dụng tiền bạc khi đi du học ở một số người. Nếu bạn nào đã đi du học hoặc đã từng đi nước ngoài rồi, mới đầu sẽ gặp tình trạng hay đổi ra tiền Việt rồi ngại tiêu tiền. Ví dụ bạn mua món ăn nào đó tầm $6 chẳng hạn, thì giá trị tương đương của nó là khoảng 100k. Mắc kinh khủng phải không? Một bữa ăn ở Việt

VÌ SAO MÌNH CHỌN ĐI DU HỌC? | PHẦN I

Để xác định và trả lời câu hỏi này, mình đã phải mất đến 2 NĂM. Đúng rồi đấy, tận 2 năm. Nên bạn nào mà có suy nghĩ "Có nên đi du học hay không?" thì cứ bình tĩnh mà trả lời nha. Thời gian này là thời gian xảy ra nhiều chuyện quan trọng nhất cuộc đời mình nên mấy bạn đón xem nhaaa. Khởi đầu của mọi chuyện Năm đó mình vừa kết thúc lớp 8, công việc của ba mẹ mình bắt đầu thấm khá nên bắt đầu có suy nghĩ cho mình đi du học. Thật sự mình rất biết ơn ba mẹ đã dẫn mình đi một con đường tươi sáng. Trước kia nhà mình chỉ ăn no mặc ấm, không giàu có gì cả nên suy nghĩ đi du học chưa bao giờ xuất hiện trong đầu của mình.  Để chuẩn bị cho mình có được ngày hôm nay, ba mẹ đăng kí cho mình tham gia một khóa trại hè của ADVO. Mình nhớ không lầm thì tên của trại hè đó là Singapore Immersion Camp 2017. Mình hong có ý định pr hay quảng cáo đâu nha, nhưng mình thấy chuyến đi này thực sự rất thành công (ít ra là đối với mình) nên giới thiệu với các bạn. Năm đó mình ở chung nhóm với

TUI LÀ AI DỊ?

Xin chào các bạn. Lần đầu bước chân vào trang blog của tui thì không ai biết tui là ai đâu. Nên tui sẽ dành ra bài này để giới thiệu cho các bạn nha. Trả lời câu hỏi chính: Tui là ai? Mình là Cường, sinh cuối năm 2003 nên có thể nói khi viết bài này mình chưa được 16 tuổi nữa. Nghe tên thì ai cũng biết mình là nam rồi. Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, còn được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh nhưng mà cái tên Sài Gòn mình cảm thấy nó dễ mến hơn. Cấp hai mình học ở trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình. Sau khi thi tuyển sinh 10 thì mình đậu vào trường THPT Tân Bình ở quận Tân Phú (khá là kì lạ phải hong 😂 trường Tân Bình mà ở quận Tân Phú). Ở nước ngoài tên của mình khá là khó phát âm nên các bạn cũng có thể gọi mình là Peter. Đây là mình nè. Mình đi du học từ lúc nào? Mình nhớ không lầm thì ngày mình bay là ngày 16 tháng 8 nên cho đến khi viết bài này mình đi du học chưa được một tháng nữa. Nên nếu bạn theo dõi blog của mình, bạn sẽ thấy mình kể những trải n